Main công suất, cục đẩy công suất Class D là gì?

Việc phân chia class ( hay còn gọi là mạch) của các thiết bị main công suất. Giúp người dùng phân biệt những thông số, đặc tính và cách thức hoạt động của thiết bị âm thanh này. Trong các dòng cục đẩy công suất. Phần mạch được chia ra thành các loại khác nhau như class A, B, AB, C, TD, F, G, I, S, T. Mỗi một dòng mạch Class khác nhau sẽ có những mức công suất và những tính năng khác nhau. Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Điện Máy RUBY chúng tôi tìm hiểu về cục đẩy công suất Class D. Bao gồm những ưu, nhược điểm của chúng nhé.

Giới thiệu về main công suất, cục đẩy Class D

Đẩy công suất class D hiện nay trên thị trường âm thanh đang là một trong những dòng cục đẩy được nhiều người dùng sử dụng nhất. Được nghiên cứu và cho ra thị trường từ những năm 90 của thế kỷ trước. Cho đến hiện nay dòng main này vẫn phát triển rất mạnh và được nhiều người sử dụng.

Về thuật ngữ Class, chúng ta có thể hiểu đơn giản nó biểu thị khả năng làm việc. Tỷ lệ giữa công suất Input và công suất Output của main công suất. Về cơ bản, nếu như tỷ lệ giữa input và output càng cao. Thì hiệu suất làm việc của cục đẩy càng lớn. Tuy nhiên lưu ý rằng chất lượng âm thanh thì lại đi tỷ lệ nghịch với độ lớn.

Các dòng đẩy công suất Class D – Là một thiết kế amplifier switching phi tuyến tính (hay amplifier PWM). Đến nay cho dù đã cho ra đời thêm nhiều dòng mạch khác nhưng Class D vẫn là loại Class được sử dụng phổ biến nhất. Trong các ứng dụng di động. Nguyên do là bởi dòng main này có ưu điểm là hiệu suất cao làm việc cực cao. Mà mức tiêu thụ điện năng rất thấp.

Ưu điểm của cục đẩy công suất class D

Main công suất class D sử dụng kỹ thuật điều chế. Hệ thống mạch được thiết kế rất nhỏ gọn. Bóng bán dẫn trong mạch luôn chỉ ở một trong hai trạng thái đóng (0) hoặc mở (1) trong một chuỗi nguồn xung. Chính vì nguyên lý này nên main class D đạt được mức hiệu suất cực cao. So với các dòng cục đẩy công suất khác, hiệu suất của nó là 80%. Lúc đỉnh điểm còn có thể đạt tới 97%. Dù kích thước nhỏ gọn nhưng công suất mà dòng amply này đạt được lại rất lớn, cỡ 100Wx2.

Trong quá trình sử dụng, lượng nhiệt năng tỏa ra có nhưng không đáng kể. Vì hầu như năng lượng đầu vào đều được chuyển thành đầu ra. Do đó main công suất class D đặc biệt không trang bị quá nhiều quạt tản nhiệt. Bản thân dòng cục đẩy này đã rất mát rồi.

Hiệu suất chuyển đổi công suất của các thiết bị cũng được nâng cao so với 1/4 mức công suất tối đa của bộ khuếch đại. Về cơ bản. Với hiệu suất làm việc cực kỳ hiệu quả như vậy. Dòng đẩy công suất Class D rất thích hợp để bạn sử dụng cho các dòng loa sân khấu giá rẻ.

Ngoài ra

Tuy nhiên, cục đẩy âm thanh này đôi lúc cũng gặp một số vấn đề nhỏ về việc xử lý tín hiệu. Các chương trình của class D đều là dạng nhị phân. Do đó không thể tái tạo được hết tín hiệu âm thanh nguyên bản. Chất lượng âm thanh phát ra đôi khi sẽ làm bạn cảm thấy thô và thiếu cảm xúc hơn.

Trên đây là một vài kiến thức về cục đẩy công suất class D, mỗi class khác nhau đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy các bạn nên tìm hiểu và xác định mục đích sử dụng của mình để có những sự lựa chọn tốt nhất cho dàn âm thanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.