Hướng dẫn các bước thiết kế dàn karaoke gia đình

Bạn có thể tự mình nâng cấp hoặc thiết kế dàn karaoke gia đình cho không gian nhà mình. Công việc không hề đơn giản nhưng nếu nói khó thì cũng phải hoàn toàn là quá khó. Nếu như bạn là một người am hiểu về âm thanh hoặc một chút năng khiếu trong thiết kế. Dưới đây Điện Máy RUBY thông qua bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn các bước để thiết kế tự mình thiết kế cho gia đình một dàn karaoke chuyên nghiệp.

Bước 1: Xác định ngân sách trong giới hạn để thiết kế dàn karaoke gia đình

Bước này rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc hệ thống âm thanh gia đình của bạn sẽ là bình dân hay cao cấp. Có ba mức đầu tư RUBY đưa ra để các bạn tham khảo…

+ Mức 1: dàn karaoke tầm trung giá rẻ từ trên 10 triệu.

+ Mức 2: dàn karaoke gia đình tầm 20 triệu.

+ Mức 3: dàn karaoke trên 30 triệu đồng.

Điện Máy RUBY khuyên bạn nếu như bạn mới bắt tay vào tìm hiểu về âm thanh. Hơn nữa chưa từng mua sắm qua dàn âm thanh nào. Thì bạn hãy lựa chọn mức thấp nhất. Vì về sau nếu như bạn có điều kiện, khi bạn đã có kha khá kiến thức âm thanh. Đến lúc đó bạn cũng có thể nâng cấp dàn karaoke của bạn lên một mức cao hơn nữa.

Bước 2: Xác định vị trí đặt dàn âm thanh khi thiết kế dàn karaoke gia đình

Xác định vị trí đặt thiết bị dàn máy cũng là một bước quan trọng trong việc thiết kế dàn karaoke gia đình. Mà bạn phải quan tâm. Tùy vào diện tích của phòng bạn lựa chọn loa karaoke sao cho công suất phù hợp. Nếu muốn âm thanh có sự trầm bổng sâu lắng. Có thể thoải mái ca hát thì phương án cách âm cho căn phòng hát cũng cần được lưu tâm.

Hệ thống karaoke thông thường gồm có ti vi, đôi loa karaoke, amply hoặc main công suất. Micro có dây hoặc không dây… Bạn cũng có thể mua thêm loa sub tăng âm trầm nếu cần thiết.

Hướng dẫn cách bố trí:

TV ở giữa, 2 loa treo 2 bên trên tường cách sàn khoảng 2,5m. Đừng nên đặt quá sát trần để tránh dội âm. Và hơi trút xuống khoảng từ 5 đến 7 độ về phía người hát. Loa sub nên đưa vào góc vì âm trầm không có tính đẳng hướng. Ngoài ra, cần có 1 tủ kệ để đặt các thiết bị âm thanh. Tiếp theo sau đó xác định cách thức bố trí để có phương án làm dây dẫn.

Xem thêm:

Bước 3: Lựa chọn thiết bị của bộ dàn karaoke gia đình

Loa, amply, micro là những thiết bị không thể thiếu trong một bộ karaoke. 3 thành phần này là yếu tố quyết định đến chất lượng hệ thống âm thanh của dàn karaoke. Chiếm hơn 70% kinh phí tổng thể bộ dàn. Khách hàng nên chọn lựa những thương hiệu âm thanh thông dụng, đã có chỗ đứng trên thị trường. Ví dụ như BMB, JBL, BOSE, HAS,…

Ngoài 2 loa full (toàn dải), nếu kinh tế không hạn hẹp bạn có thể mua thêm loa sub tăng lực dải trầm dày và chắc hơn. Thiết bị amply karaoke bạn có thể lựa chọn các thương hiệu như: Jaguar, Crown, California… Cách phối ghép giữa 2 thiết bị Amply và loa karaoke là rất quan trọng. Tuy nhiên đó không phải là điều quá khó khăn. Khi bạn đến mua tại một công ty bạn có quyền được yêu cầu nhân viên bán hàng test thử. Và hướng dẫn bạn cách phối ghép Amply và loa. Tham khảo các cách chỉnh Amply ngay tại nơi mua.

Bước 4: Lựa chọn đầu hát karaoke cảm ứng, Midi

Ngành công nghệ âm thanh mỗi lúc một phát triển. Đầu karaoke cũng vậy. Hiện nay bạn có vô số thiết bị đầu karaoke để lựa chọn với các mức giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng. Có loại cao cấp, cũng có loại bình dân chỉ từ 4 triệu đồng trở lên.

Đầu phát hiện được chia làm 2 dòng: đầu phát karaoke MIDI và đầu phát karaoke VOD. Cùng một số các tính năng phụ đi kèm như cổng vào USB, màn hình cảm ứng, kết nối các thiết bị ngoại vi… 2 dòng này đều có những ưu điểm khác nhau, bạn nên cân nhắc ngân sách còn lại để lựa chọn cho gia đình một bộ đầu phát sao cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.