Loa rời toàn dải là gì? Đặc điểm âm thanh của loa rời toàn dải

Có lẽ đối với âm thanh từ trước đến nay. Bạn vẫn hiểu được một chiếc loa sẽ gồm có bass treble để tái tạo các dải âm thanh. Loa bass rời phụ trách dải âm trầm. Loa treble rời phụ trách dải âm cao. Ngoài ra một số còn có loa mid để phụ trách dải trung. Tạo nên một chất âm hoàn hảo. Nhưng với sự tiên tiến và nâng cấp hơn trong thị trường âm thanh hiện nay. Loa rời toàn dải đã ra đời. Cùng Điện Máy RUBY tìm hiểu về thiết bị âm thanh mới lạ này nhé

Loa rời toàn dải là gì?

Loa rời toàn dải là một củ loa nhưng lại thể hiện được cả 3 dải tần cao, trung và trầm. Có lẽ bạn thấy mới lạ. Nhưng thực tế loa toàn dải có mặt ở mọi nơi. Trong những thiết bị âm thanh rất quen thuộc chúng ta dùng mà không để ý đến. Chẳng hạn như radio, cassette,… Những sản phẩm đó chỉ dùng một loa duy nhất để tái hiện các dải âm thanh.

Khi đóng thùng loa toàn dải. Thường sẽ có thêm một nón loa phụ. Nhỏ hơn nằm bên trong màng loa chính nhằm mục đích tăng cường khả năng thể hiện tần số cao.

Về cấu tạo và chất liệu làm loa. Màng loa của loa toàn dải cũng như các loại màng loa khác. Có thể được làm từ giấy, nhựa, giấy pha sợi thủy tinh, sợi tổng hợp hay làm bằng kim loại (nhôm). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là loại màng loa làm từ chất liệu giấy.

Nam châm loa rời toàn dải

Củ từ của loa toàn dải đặc biệt rất lớn và mạnh. Nam châm của loa Lowther có từ lực lên tới 20 nghìn gauss. Gấp đôi các loa thông thường. Cũng chính vì như vậy, sản xuất ra loa toàn dải cần đến kỹ thuật phức tạp cũng như chi phí sản xuất khá cao.

Xem thêm:

Thùng loa toàn dải

Kiểu thùng của loa rời toàn dải có 3 kiểu phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau. Thùng hở là kiểu thùng có thể phản hổi tiếng trầm ở tần số thấp.

Trong đó thùng phản hồi tiếng trầm là kiểu thùng hay được sử dụng nhất. Với thiết kế khá đơn giản, kích thước vừa phải. Thùng hỗ trợ tăng tiếng bass nhờ chế độ phải xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi. Thùng hở là kiểu thùng có thể phản hổi tiếng trầm ở tần số thấp. Cuối cùng là thùng kèn sau được thiết kế theo nguyên lý của loa kèn. Mục đích là để tăng độ nhạy, tăng khả năng tái tạo âm trầm của loa rời toàn dải. Tùy thuộc vào mỗi kiểu thùng mà sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau

Đặc điểm âm thanh của loa rời toàn dải

Loa toàn dải có đặc điểm nổi bật là khả năng tái tạo dải tần trung. Khi qua loa toàn dải, giọng hát hay bài nhạc của bạn được nổi bật hẳn lên. Ngoài ra do có độ nhạy cao, nên loa dễ dàng bắt kịp từng chi tiết của bài nhạc. Nếu khả năng cảm nhận âm thanh của bạn rõ ràng. Bạn sẽ thấy ngoài nhạc cụ hay giọng hát chính. Âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc dường như hiện diện rõ ràng hơn, được định vị chính xác, trải nghiệm âm thanh rất thú vị.

Với những đặc tính kỹ thuật riêng biệt, âm thanh của loa toàn dải rất chi tiết và sống động ở dải trung và trung trầm, tiếng treble mảnh và mềm mại, tiếng trầm nhanh và nhẹ, nghe lâu không thấy mệt. Khi phối ghép với những ampil đèn SET, âm thanh của loa toàn dải rất có nhạc tính, dễ dàng truyền tải tinh thần bản nhạc tới người nghe.

Vì những đặc điểm trên, loa toàn dải rất phù hợp với nhạc Jazz, Acousstic, giọng hát hoặc nhạc hoà tấu thính phòng với số lượng nhạc cụ vừa phải. Do những hạn chế về dải tần và khả năng thể hiện âm trầm, nên dòng loa này sẽ không phù hợp nếu bạn là fan của nhạc pop, rock sôi động hoặc khi bạn muốn nghe những bản giao hưởng hoành tráng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.