Chọn cục đẩy cho loa như thế nào là tốt nhất?

Dàn âm thanh sân khấu ngoài trời

Cách chọn cục đẩy cho loa phù hợp nhất

Để có cách chọn cục đẩy cho loa phù hợp nhất. Khách hàng cần lưu ý vào công suất, trở kháng, độ nhạy,… Của cả 2 thiết bị.

Cách tính công suất cục đẩy cho loa như sau:

Như nguyên tắc. Tổng công suất của loa sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng công suất của cục đẩy. Nguyên tắc trên được tính toán dựa trên công thức sau:

Công suất = U²/R

  • U là điện áp của thiết bị ở 2 đầu
  • R là trở kháng của sản phẩm

Tuy nhiên để lựa chọn được sản phẩm chính xác. Có một điều bạn cần lưu ý rằng các cục đẩy trên thị trường thường được phóng đại công suất thật lên khá nhiều. Để tăng sự quan tâm của khách hàng với sản phẩm đó. Vì vậy hãy thật tỉnh táo và thông minh để lựa chọn cho mình sản phẩm có mức công suất phù hợp nhất.

Cục đẩy cho loa
Cục đẩy cho loa

Tuy nhiên đây chưa hẳn là một công thức chính xác tuyệt đối. Có thể có sai số vì trên thực tế còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác và cần đo đạc chính xác hơn trong môi trường lý tưởng.

Thông thường để tối ưu nhất thì bạn nên chọn cục đẩy phù hợp với loa. Khi chúng có công suất lớn hơn khoảng 1.5 – 2 lần tổng công suất của loa. Ví dụ bạn sử dụng một chiếc loa 200W, thì bạn nên sử dụng một cục đẩy có công suất khoảng 400W… Thì loa mới có thể phát huy được tối đa hiệu suất của nó.

Trở kháng của cục đẩy phù hợp với loa

Trở kháng của main có vai trò quan trọng gần giống như công suất. Cách tính công suất cục đẩy hiện nay đưa ra là công suất của cục đẩy lớn hơn khoảng 2 lần công suất của loa. Ngược lại, tổng trở kháng của loa lại phải lớn hơn của cục đẩy. Điều này xuất phát từ nguyên nhân đó là nếu đấu nối loa có trở kháng thấp hơn so với cục đẩy có trở kháng cao. Thì chúng có thể xảy ra hiện tượng chập cháy.

Đối với các dòng cục đẩy có 2 kênh công suất từ 300w/kênh tới 800w/kênh trở kháng ohm. Người dùng có thể chọn các dòng loa có công suất bằng 2/3 công suất cục đẩy.

Nếu bạn muốn dùng 2 cặp loa cho cục đẩy 2 kênh ở trên. Nhưng chú ý trở kháng của loa khi đấu song song không dưới thông số trở kháng thấp nhất của cục đẩy cho phép. Trong trường hợp người dùng phối ghép với loa sub hơi. Tính toán theo công suất. Ngoài ra bạn có thể sử dụng cho chiếc loa sub đơn hoặc kép công suất 500w/8ohm cho với cục đẩy 300w/ kênh. Công việc của bạn là chuyển nút gạt chế độ cục đẩy, sang chế độ Bridge – Mono.

Cục đẩy cho loa
Cục đẩy cho loa

Đối với cục đẩy 3 kênh được thiết kế sẵn 2 kênh sử dụng loa toàn dải và 1 kênh đánh sub. Dòng cục đẩy 3 kênh phù hợp cho các dàn karaoke gia đình, kinh doanh… Với yêu cầu mức đầu tư thấp mang lại hiệu quả cao.

Với cục đẩy 4 kênh có thể sử dụng 2 cặp loa hội trường chuyên nghiệp cùng lúc. Có một số dòng phối ghép được 1 cặp loa full cho 2 kênh, 2 kênh còn lại sử dụng 2 chiếc loa sub đơn 18″, hoặc đấu Bridge – Mono cho sub kép 15″ hoặc 18″.

Độ nhạy của loa

Những loa có độ nhạy cao thì cục đẩy sẽ có công suất nhỏ là đủ để sử dụng. Thông thường độ nhạy càng cao thì công suất của cục đẩy càng thấp.

Xem thêm:

Top 3 dàn âm thanh Denon 5.1 được ưa chuộng nhất hiện nay

Hiệu suất của loa và cục đẩy

Hiệu suất của cục đẩy thường phụ thuộc và mạch công suất cụ thể:

  • Cục đẩy class A: hiệu suất hoạt động của loa chỉ rơi vào khoảng từ 15-20%
  • Cục đẩy class B: hiệu suất hoạt động của loa vào khoảng 70-80%
  • Cục đẩy class AB: Hiệu suất hoạt động nằm trong khoảng từ 45-60%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.