Bộ lọc âm thanh là thiết bị không thể thiếu trong thu âm và biểu diễn, giúp điều chỉnh và cân bằng âm lượng giữa các tín hiệu. Bài viết này Điện Máy RUBY sẽ giải thích về bộ lọc âm thanh là gì và hướng dẫn cách chỉnh đơn giản nhất để bạn đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất.
Tóm tắt nội dung:
Bộ lọc âm thanh (Compressor) là gì?
Bộ lọc âm thanh (Compressor) là thiết bị được sử dụng phổ biến trong thu âm và âm nhạc sân khấu. Compressor giúp giảm sự khác biệt về âm lượng giữa các tín hiệu âm thanh. Làm cho âm thanh trở nên hài hòa hơn.
Khi thu âm giọng hát hoặc nhạc cụ, âm lượng thường thay đổi nhiều trong quá trình ghi âm. Compressor giúp làm giảm những biến động này, tạo ra âm thanh mượt mà và cân đối hơn.
Compressor đặt một mức âm lượng trung bình cho tín hiệu âm thanh, giúp tối ưu hóa âm thanh phát ra. Ngoài ra, compressor còn hỗ trợ trong việc mix nhạc và lọc âm các nhạc cụ mà không làm biến dạng tiếng gốc hay méo tiếng.
Ý nghĩa của bộ lọc âm thanh trong hệ thống âm thanh
Bộ lọc âm thanh có tác dụng giảm âm lượng ở những đoạn có độ lớn vượt quá ngưỡng thiết lập. Điều này giúp bảo vệ hệ thống âm thanh khỏi hiện tượng méo tiếng do âm lượng quá cao. Đồng thời giữ cho âm thanh phát ra luôn ở mức dễ chịu cho người nghe trong các sự kiện âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp.

Ý nghĩa của Compressor còn nằm ở việc cân bằng âm lượng của các tín hiệu âm thanh trong một bản thu. Tạo ra sự nhất quán và mượt mà. Nhờ đó, bản thu sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, không có sự chênh lệch quá lớn giữa các phần âm thanh, giúp người nghe có trải nghiệm âm nhạc liền mạch và dễ chịu hơn.
Ngoài ra, compressor còn giúp giảm tiếng ồn và tạo ra các hiệu ứng âm nhạc đặc biệt. Nó kiểm soát mức độ đầu vào của tín hiệu âm thanh. Giúp cải thiện chất lượng âm thanh của nhạc cụ như guitar bass và bộ trống jazz. Điều này làm cho âm thanh trở nên rõ ràng, sắc nét hơn. Mang lại hiệu ứng âm nhạc phong phú và đa dạng.
Các thông số quan trọng điều khiển bộ lọc âm thanh
Những thông số chính
Để sử dụng compressor hiệu quả, cần nắm rõ các thông số điều khiển quan trọng:
- Threshold (Ngưỡng nén): Đây là ngưỡng làm việc của compressor. Khi tín hiệu âm thanh vượt qua ngưỡng này. Compressor sẽ bắt đầu xử lý tín hiệu. Ngưỡng nén quá thấp sẽ khiến tín hiệu bị nén nhiều, dễ dẫn đến méo tiếng. Trong khi ngưỡng nén quá cao có thể khiến compressor không hoạt động hiệu quả.
- Ratio (Tỉ số nén): Đây là tỉ lệ nén tín hiệu vượt ngưỡng. Tỉ số nén cao sẽ làm giảm nhiều tín hiệu vượt ngưỡng, trong khi tỉ số nén thấp sẽ giảm ít hơn. Tỉ số nén từ 2:1 đến 4:1 thường được coi là vừa phải, trong khi từ 10:1 trở lên là cực mạnh.
- Attack Time (Thời gian nén): Đây là thời gian để compressor bắt đầu nén tín hiệu sau khi nó vượt ngưỡng. Thời gian nén ngắn sẽ làm giảm đột ngột âm thanh lớn. Trong khi thời gian nén dài sẽ giảm từ từ, giúp âm thanh tự nhiên hơn.
- Release Time (Thời gian khôi phục): Đây là thời gian để compressor chuyển từ trạng thái nén trở lại trạng thái bình thường. Thời gian khôi phục ngắn sẽ khiến tín hiệu âm thanh trở lại nhanh chóng, trong khi thời gian khôi phục dài sẽ giúp âm thanh tự nhiên và tránh hiện tượng nhấp nhổm.
Các thông số khác
Gain Reduction Meter: Đây là mức hiển thị mức độ nén tín hiệu âm thanh. Nó cho phép thấy tín hiệu bị suy giảm bao nhiêu và khi nào sự suy giảm đó xảy ra. Điều này rất hữu ích để kiểm tra xem các thiết lập ngưỡng, tỉ lệ nén, thời gian nén. Và thời gian khôi phục của bạn có tạo ra loại nén mà bạn mong muốn hay không.

Make-up Gain: Nếu tín hiệu âm thanh đã bị nén, mức độ tổng thể của tín hiệu sẽ giảm xuống. Lúc này Make-up Gain sẽ nâng mức độ âm thanh thoát ra từ bộ nén, giúp âm lượng dễ dàng khớp với mức độ của các track khác trong bản mix của bạn.
Knee: là chức năng lựa chọn chế độ nén tín hiệu trong Compressor. Nó có các chế độ như sau:
- Soft Knee (Nén mềm): Compressor sẽ tăng dần tỷ lệ nén lên tín hiệu đến mức thiết lập. Sau đó tín hiệu sẽ bị nén từ từ, giúp âm thanh bị nén cũng giảm dần âm lượng. Kết quả là âm thanh phát ra từ loa nghe êm ái hơn, mượt mà hơn.
- Medium Knee (Nén vừa): Đây là chế độ nằm giữa nén mềm và nén mạnh. Mang lại sự cân bằng trong quá trình nén tín hiệu.
- Hard Knee (Nén mạnh): Compressor tác động lên âm thanh vượt ngưỡng một cách mạnh mẽ và đột ngột hơn. Âm thanh bị nén sẽ giảm nhanh hơn, tạo ra hiệu ứng nén rõ rệt hơn.
Cách chỉnh bộ lọc âm thanh (Compressor) trong âm thanh sân khấu
Để điều chỉnh bộ lọc âm thanh trong âm thanh sân khấu một cách hiệu quả. Bạn cần nắm vững các thông số quan trọng như threshold, ratio, attack time, release time. Cũng như các thông số khác như gain reduction meter, make-up gain và knee.
Bắt đầu bằng việc thiết lập Threshold để xác định ngưỡng nén, sau đó điều chỉnh Ratio để kiểm soát mức độ nén. Sử dụng attack time và release time để điều chỉnh tốc độ nén và khôi phục, đồng thời cân chỉnh make-up gain để đảm bảo âm lượng tổng thể không bị giảm.
Sau đây là bảng thông số bộ lọc âm thanh mà bạn có thể tham khảo để chỉnh cho compressor của mình.
Bảng thông số Compressor tham khảo
Nguồn âm | Ratio | Attack time | Release time | Gain Reduction |
Giọng Nam | 4:1 – 8:1 | 15ms – 30ms | 100ms – 300ms | 4dB – 10dB |
Giọng Nữ | 2:1 – 8:1 | 15ms – 30ms | 100ms – 300ms | 2dB – 10dB |
Masster L-R | 2:1 – ∞:1 | 1ms và thấp hơn | 500ms – 3s | 1dB – 8dB |
Aux hoặc Bus | 2:1 – 4:1 | 3ms – 10ms | 300ms – 3s | 0dB – 4dB |
Acoustic Guitar | 2:1 – 6:1 | 50ms – 250ms | 10ms – 20ms | 4dB – 20dB |
Voice (Nói chuyện) | 2:1 – 4:1 | 5ms – 20ms | 100ms – 300ms | 2dB – 8dB |
Bộ lọc âm thanh là một thiết bị quan trọng giúp tối ưu hóa chất lượng âm thanh trong thu âm và biểu diễn. Việc hiểu rõ và biết cách điều chỉnh các thông số compressor sẽ giúp bạn đạt được âm thanh mượt mà, cân đối và chuyên nghiệp hơn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản và hướng dẫn cách chỉnh compressor một cách đơn giản nhất.