Cục đẩy công suất là một trong những thiết bị đóng vai trò không thể thiếu trong một dàn âm thanh chất lượng. Trong số đó, main sò sắt cũng đang rất được quan tâm. Vậy cục đẩy sò sắt là gì? Ưu và nhược điểm của main sò sắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Điện Máy RUBY trong bài viết này nhé.
Tóm tắt nội dung:
Thế nào là cục đẩy sò sắt
Như đã tìm hiểu ở các bài viết mà trước đây Điện Máy RUBY đã chia sẻ. Sò hay transistor là một linh kiện bán dẫn khi kết hợp với IC cùng các linh kiện khác trong mạch. Sẽ làm nhiệm vụ thực hiện chức năng khuếch đại âm thanh. Sò có vai trò rất lớn tới công suất của bộ khuếch đại như cục đẩy, amply.
Main sò sắt là dòng đẩy công suất sử dụng sò sắt ở bên trong mạch khuếch đại. Trên thị trường còn một loại khác là sò than cũng được sử dụng rất phổ biến.
Cấu tạo của main công suất sò sắt
Đẩy sò sắt có cấu tạo cơ bản giống với các dòng đẩy thông thường, đều gồm các bộ phận chính như:
- Vỏ cục đẩy
- Thân cục đẩy
- Biến áp nguồn
- Mạch công suất
- Sò công suất
Xem thêm:
Có nên mua trọn bộ dàn karaoke không?
Phân loại main công suất sò sắt
Có rất nhiều cách phân loại đẩy sò sắt, có thể dựa vào số lượng sò, số kênh của đẩy, thương hiệu sò,…
Phân cục đẩy sò sắt theo số kênh
- Main công suất 2 kênh sò sắt: Thường dùng cho hệ thống âm thanh vừa và nhỏ như gia đình, KTV chuyên nghiệp.
- Đẩy 3 kênh sò sắt: Có thể dùng cho gia đình với 2 cổng cho loa full và 1 cổng cho loa sub.
- Main công suất 4 kênh sò sắt: Dùng cho các hệ thống âm thanh lớn chuyên nghiệp như âm thanh hội trường, sân khấu, sự kiện, đám cưới,…
Phân theo số lượng sò
Phân theo số lượng sò trang bị trong bo mạch khuếch đại. Có thể kể đến như cục đẩy 12 sò, cục đẩy 16 sò, 24 sò, 32 sò,… Tùy theo số lượng sò và công suất của đẩy. Mà người dùng có thể sử dụng chúng cho các dàn âm thanh khác nhau. Ngoài ra có thể phân theo thương hiệu ta có các dòng đẩy sò sắt của Toshiba, Sanken, Hitachi, JK,…
Ưu, nhược điểm của cục đẩy sò sắ
Main công suất sử dụng sò sắt được sử dụng khá phổ biến trên thị trường do chúng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
Ưu điểm
- Thiết bị có khả năng tỏa nhiệt tốt hơn giúp tăng hiệu suất hoạt động cũng như tăng tuổi thọ của đẩy.
- Do không hao phí năng lượng chuyển thành nhiệt năng nên cục đẩy sò sắt rất tiết kiệm điện.
- Hầu như không xảy ra tình trạng trễ khi vận hành.
- Đẩy sò sắt có thiết kế khá nhỏ gọn, thuận tiện cho việc vận chuyển cũng như lắp đặt sản phẩm.
- Trong trường hợp bị va chạm thì sò sắt sẽ ít bị sốc, vỡ hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao các dòng đẩy bãi sò sắt dù đã sử dụng từ lâu mà chúng vẫn rất bền.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cục đẩy sò sắt cũng có điểm trừ chẳng hạn:
- Khi sử dụng đẩy quá lâu thì sò sắt có thể bị già đi. Hoặc bị oxi hóa theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của đẩy.
- Vì làm từ chất bán dẫn nên đẩy sò sắt dễ bị chết nếu gặp phải các trường hợp sốc nhiệt, sốc điện.
- Khi sử dụng với công suất quá lớn, sò sắt dễ gây ra nhiễu làm ảnh hướng tới âm thanh ra loa.