Dàn âm thanh nội địa Nhật khi về Việt Nam được nhà cung cấp phân loại theo một số từ ngữ thông dụng nhất. Để cho người dùng dễ hiểu như
- Dàn âm thanh mini
- Dàn âm thanh trung
- Dàn âm thanh đại
Các hệ thống âm thanh nội địa có lịch sử khá lâu đời. Chúng trở nên thịnh hành vào khoảng thời gian sau những năm 80 của thế kỷ trước. Vì xu hướng sử dụng đầy đủ tính năng của một dàn âm thanh. Đồng bộ và tương thích giữa các thiết bị với nhau về thiết kế, công suất và chất âm phối ghép.
Tóm tắt nội dung:
Dàn âm thanh nội địa mini
Dàn mini khá thông dụng tại Nhật sau năm 2000. Hệ thống âm thanh được tích hợp nhiều tính năng hiện đại hơn các model đời trước. Về phần thiết kế cũng hiện đại hơn, bắt mắt hơn. Dàn âm thanh mini này có kích thước khá gọn gàng mà công suất của hệ thống không giảm đáng kể. Chất lượng âm thanh vẫn nguyên vẹn các dải âm. Thích hợp sử dụng cho không gian phòng ở không quá lớn.
Trong dàn âm thanh mini còn được chia làm 2 loại. Thứ nhất là dàn mini nhiều thớt, mỗi thớt sẽ đảm nhiệm một tính năng riêng. Dàn thớt cũng có thể là thớt rời độc lập. Hay được kết nối với nhau bằng dây cáp. Truyền điện và truyền tín hiệu chỉ cần 1 nguồn duy nhất ra biến áp hoặc ổn áp.
Có thể kể đến như dàn máy mini Victor EX7 3 thớt. Các thớt trong dàn âm thanh này kết nối độc lập với nhau, sử dụng nguồn điện rời. Kết nối âm thanh bằng dây AV bông sen. Tiếp theo là dàn âm thanh nội địa mini Panasonic HD505. Dàn này được kết nối bằng cáp bẹ của nhà sản xuất. Vậy nên ít dây kết nối hơn thớt rời độc lập.
Thứ Hai, dàn mini tích hợp thành một dàn tổng thể. Có nghĩa là dàn này bao gồm hết tất cả những tính năng vào một đầu máy. Do đó trông hệ thống âm thanh này sẽ gọn gàng hơn dòng thớt rời. Giá thành cũng sẽ rẻ dàn âm thanh rời. Tuy nhiên mặt hạn chế của kiểu dàn này là khó phối ghép hơn dàn thớt rời.
Dàn âm thanh trung
Dàn trung có kích thước lớn hơn dàn mini. Mức công suất cũng cao hơn. Dàn âm thanh trung đa số là các dàn thiết kế kiểu thớt rời. Tuy nhiên lại chia thành dòng thớt rời dùng cáp bẹ và thớt rời độc lập. Đa phần dàn âm thanh trung được sản xuất trước năm 2000. Sau khoảng thời gian ấy vẫn có một số nhà sản xuất tiếp tục làm dàn trung. Và cải tiến khá nhiều về mặt thiết kế.
Dàn âm thanh này vào những năm 2000 có kích thước khá lớn. Có nhiều dàn có loa cao trên 40 cm hoặc hơn. Đa phần các dàn trung này sử dụng cáp bẹ của nhà sản xuất để kết nối với nhau. Chỉ có 2 thương hiệu âm thanh có giá thành khá cao hơn mặt bằng chung. Chính là Denon và Onkyo sử dụng phần lớn là dòng máy sử dụng kết nối độc lập. Những dàn trung thời điểm này phần lớn là do Nhật sản xuất. Tính năng các bộ phận thời điểm này đa phần bao gồm Ampli, CD, Casset, Tuner (Radio),… Xu hướng thiết kế chủ đạo là màu xám bao gồm cả loa và dàn máy.
Sau năm 2000, kích thước của dòng sản phẩm này thay đổi đáng kể so với đời trước. Được thiết kế gọn gàng hơn. Nhỏ hơn đời cũ và to hơn dàn mini một chút. Vẫn là kiểu dạng thớt rời độc lập. Kiểu dáng hiện đại, đa phần thiết kế màu bạc sang trọng cho dàn máy và màu vân gỗ nâu cho loa. Giá thành xuất xưởng cũng cao hơn dàn mini cùng thời điểm. Tính năng các thớt bao gồm Ampli, CD, MD (kiêm giải mã Quang Optical), Casset (hoặc Tuner),…
Dàn âm thanh nội địa Nhật lớn
Là dàn âm thanh của Nhật đồng bộ được sản xuất đa phần trước thời đại của các dàn trung. Tính năng các bộ phận thường bao gồm Ampli, CD, Casset, Radio, Equalizer, Mâm than…
Kích thước dàn âm thanh đại đúng như tên của nó. Lớn nhất trong các dòng thuộc máy dàn đồng bộ, thời điểm này thiết kế đa phần mang xu hướng màu đen 90% và màu xám cùng một ít % màu khác,… Và được sử dụng phần lớn là cáp bẹ để liên kết các thớt lại với nhau.