Những thiết bị âm thanh trong dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp

Để khuấy động không khí và truyền đạt được trọn vẹn tinh thần của một chương trình. Từ những chương trình quy mô tầm cỡ như sân khấu âm nhạc, buổi diễn thời trang. Đến các chương trình nhỏ như hội nghị, đám cưới…Đều không thể thiếu vắng dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp.

Cấu thành nên một dàn âm thanh sân khấu, cần có những thiết bị âm thanh nào. Cần khoảng bao nhiêu thiết bị âm thanh để tạo nên được một dàn âm thanh sân khấu cơ bản nhất

Hãy đọc bài viết dưới đây của Điện máy RUBY chúng tôi để cùng tìm hiểu nhé.

Những thiết bị âm thanh cơ bản trong dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp

Một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp cơ bản nhất gồm các thiết bị âm thanh chính sau đây

Thiết bị âm thanh chia nguồn

Là nguồn phát tín hiệu âm thanh. Có thể những người không chuyên sẽ khó hình dung ra thiết bị âm thanh này là gì? Nhưng thực tế chúng rất thân thuộc với đời sống hàng ngày.

Các thiết bị đóng vai trò nguồn phát sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho bộ dàn âm thanh của bạn. Đến loa là điểm nhận cuối cùng và chuyển thành sóng âm truyền đến tai người nghe.

Loa sân khấu

Nói đến âm thanh thì một trong những thiết bị âm thanh không thể thiếu được là loa

Trong bất kỳ dàn âm thanh nào dù là âm thanh karaoke hay âm thanh sân khấu thì loa đều đóng vai trò chính vô cùng quan trọng. Nếu như trong dàn âm thanh karaoke chỉ cần có 1-2 đôi loa chính. Thì trong dàn âm thanh sân khấu, đặc biệt là dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp cần nhiều loại loa hơn.

Loa trong dàn âm thanh sân khấu chia ra làm 3 loại chính là loa full, loa sub và loa monitor.

Loa full: là loa chính trong hệ thống âm thanh. Loa full đảm nhiệm vai trò truyền tải âm thanh đến tai người nghe

Loa full cung cấp đủ các dải tần bass, mid, treble và đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực nhất.

Loa sub (subwoofer): Loa sub hay còn gọi là loa siêu trầm

Đúng như tên gọi, loa sub không có tần số cao và trung, mà chỉ có phần tần số thấp. Loa sub có nhiệm vụ hỗ trợ phần âm trầm cho loa full, giúp tăng hiệu ứng âm thanh, khiến âm thanh có độ chắc và hòa quyện tốt hơn.

Loa monitor: Loa monitor hay còn gọi là loa kiểm âm. Đây là loa duy nhất không hướng về khán giả, mà ngược lại, chúng hướng về sân khấu.

Loa monitor có tác dụng giúp những người đứng trên sân khấu có thể nghe được âm thanh của giọng nói, giọng hát của mình… Để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với màn biểu diễn nhất.

Mixer (Bàn trộn tín hiệu âm thanh)

Đối với âm thanh sân khấu chuyên nghiệp thì thiết bị âm thanh này có thể ví như là trái tim của dàn hệ thống. Tất cả các thiết bị đều được kết nối với mixer và phải đi qua bàn mixer để xử lý tín hiệu.

Bàn mixer hiện nay có 2 loại chính là analog mixer và digital mixer.

Analog mixer: là loại mixer được sử dụng phổ biến nhất từ trước đến nay. Analog mixer luôn phải có kĩ thuật viên đứng điều chỉnh trực tiếp mỗi khi cần.

Digital mixer: Với Digital mixer bạn có thể điều chỉnh từ xa thông qua phần mềm được cài đặt trên máy tính. Hoặc các thiết bị cầm tay khác như điện thoại, máy tính bảng… không cần phải đứng trực tiếp trước bàn mixer để điều chỉnh.

Tùy vào tính chất và nội dung của từng sân khấu mà lựa chọn mixer analog hoặc digital sao cho phù hợp nhất.

Thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh

Bên cạnh bàn mixer thì còn có những thiết bị âm thanh có nhiệm vụ xử lý tín hiệu khác đi kèm. Bổ trợ cho mixer. Đó là các thiết bị: Vang số, Equalizer, Crossover, DriveRack

Vang số: hay còn gọi là Echo, Effect, là thiết bị tạo hiệu ứng tiếng vang. Giúp âm thanh vang vọng hơn.

Equalizer: hay còn gọi là thiết bị lọc tần số. Equalizer có chức năng cân bằng tần số của dàn âm thanh. Điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp ý muốn của người sử dụng. Phù hợp với phòng nghe và thể loại nhạc đang nghe.

Crossover: còn được biết đến là thiết bị phân tần. Crossover có nhiệm vụ phân chia các tín hiệu âm thanh làm ba nhóm là tần số cao, vừa và thấp. Sau đó truyền những tần số đã được phân đến những thiết bị âm thanh tương ứng.

DriveRack: là một bộ xử lý được thiết kế cho hệ thống điều khiển hoàn toàn cân đối. Động lực và khả năng định tuyến trong các ứng dụng âm thanh sống. Xử lý mạnh mẽ của nó bao gồm cả 28 băng tần có thể kết nối đồ họa với tham số 9-band EQ. Trong khi hệ thống động lực được kiểm soát bởi các máy nén tích hợp

Cục đẩy công suất (Main)

Cục đẩy công suất, hay còn gọi là main công suất, cục đẩy…Là thiết bị đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh trong một hệ thống âm thanh mà chúng ta thường thấy như âm thanh hội trường, đám tiệc, âm thanh sân khấu. Nó nhận tín hiệu từ các thiết bị âm thanh khác trong bộ dàn âm thanh như mixer, micro không dây, vang số…Và khuếch đại nó lên nhiều lần. Cục đẩy đảm bảo không bị thay đổi dạng âm, sau đó chuyến đến loa và phát ra âm thanh.

Micro

Micro trong dàn âm thanh sân khấu  thường là micro không dây. Bởi micro không dây tiện lợi trong việc di chuyển. Giúp người đứng trên sân khấu có thể kết nối với mọi người dễ dàng hơn

Bên cạnh micro không dây, một vài sân khấu âm nhạc lớn còn sử dụng micro đeo tai giúp ca sĩ dễ dàng thực hiện các động tác vũ đạo hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.