Những phụ kiện loa tạo nên một chiếc loa rời hoàn chỉnh

Trong một hệ thống âm thanh đám cưới, sự kiện hay âm thanh gia đình thì những loại loa thùng với chất liệu thùng gỗ cùng các phụ kiện loa bên trong luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Đó là vì loa thùng gỗ luôn cho độ bền cao và chất lượng âm thanh tốt nhất so với các dòng loa thùng khác.

Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ trình độ chuyên môn để tháo rời một chiếc loa thùng ra. Để xem một chiếc loa thùng được tạo nên bởi những phụ kiện nào. Trong bài viết này hãy cùng Điện Máy RUBY tìm hiểu các phụ kiện chính tạo nên một chiếc loa thùng hoàn chỉnh nhé.

Phụ kiện loa đầu tiên không thể không nhắc đến là củ loa rời (Driver)

Được kể đầu tiên nên tất nhiên đây là một phụ kiện đóng vai trò quan trọng nhất. Là linh hồn của của mỗi chiếc loa. Củ loa phát ra âm thanh được là nhờ quá trình chuyển tín hiệu điện thành sóng âm. Và dao động của màng loa. Củ loa rời hiện nay dựa theo dải tần số âm thanh mà nó đáp ứng. Được chia thành các loại như sau

Loa bass rời (siêu trầm): Củ loa rời này đảm nhận nhiệm vụ tái tạo những âm thanh ở tần số thấp. Như những tiếng trầm của trống. Những âm thanh hành động của những bộ phim… Khả năng thể hiện dải tần số của phụ kiện loa này phụ thuộc vào kích thước màng loa, của coil và từ loa tạo nên chúng.

Loa trung rời: đảm nhận nhiệm vụ tái tạo dải tần mà tai của chúng ta dễ nghe thấy nhất. Cụ thể là khoảng tần số ở giữa loa bass và loa treble. Thông thường chúng ta sẽ đánh giá loa trung qua chất liệu làm màng loa có tốt hay không.

Loa treble: Củ loa rời này đảm nhận nhiệm vụ tái tạo âm thanh ở các tần số cao. Chủ yếu sẽ là âm thanh của các loại nhạc cụ. Vì nhạc cụ sẽ có tần số rất rộng. Loa treble được chia thành nhiều loại như loa treble kèn hoặc loa treble giấy,…

Lỗ dội âm (Bass reflex)

Ở một số các chiếc loa nhà sản xuất thường thiết kế thêm một lỗ dội âm. Nhờ sự có mặt của phần phụ kiện loa này là để tăng thêm tiếng bass cho các thùng loa nhỏ. Củ loa rời trong đó không có màng loa lớn. Tùy theo ý thích của nhà thiết kế mà lỗ dội âm này có thể ở trước hay sau mặt loa. Có thể là lỗ đơn hoặc lỗ đôi.

Vỏ thùng loa

Vỏ thùng loa cũng là một phụ kiện loa quan trọng không thể thiếu. Vỏ thùng là nơi để chứa các linh kiện bên trong. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện, tạo không gian trung hòa các dải âm trầm bổng của Driver. Thì các thông số kỹ thuật của thùng loa như chất liệu ván, độ dày, kích thước,… Cũng góp phần ảnh hưởng đến chất âm khi phát ra của loa.

Đối với những người am hiểu về âm thanh. Đa số họ sẽ chọn loa có vỏ thùng gỗ dày và đặc. Vừa bền bỉ với thời gian vừa vững chắc chống rung động khi loa phát âm thanh. Các loại loa có mức giá từ trung bình đến giá rẻ dùng các loại gỗ ép MDF. Hoặc là những loại gỗ ép rẻ tiền nên tất nhiên âm thanh của chúng sẽ không đạt mức hay được.

Mạch phân tần

Linh kiện này cũng quan trọng đối với một chiếc loa. Mạch phân tần có nhiệm vụ chia các tín hiệu âm thanh nó nhận được cho từng củ loa rời. Tương ứng với các mức tần số. Như tần số thấp cho loa bass, tần số cao cho loa treble,… Mạch phân tần phải chất lượng thì âm thanh đầu ra của Driver mới rõ ràng, mạch lạc. Không có hiện tượng chồng chéo của các dải tần với nhau.

Jack kết nối và các phụ kiện loa khác đi kèm

Đây là nơi để kết nối dây tín hiệu. Truyền tín hiệu âm thanh từ main công suất đến cho loa trong hệ thống âm thanh. Đối với các dòng loa rẻ tiền. Các jack kết nối được ẩn hẳn vào trong. Dây cũng đã được nối sẵn. Chúng ta chỉ cần cắm điện sẽ hoạt động. Còn đối với những dòng loa chất lượng. Các cổng kết nối này được thiết kế riêng. Người dùng có thể tùy chọn loại dây dẫn tín hiệu. Hoặc jack cắm mà mình muốn sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.